Cập nhật tiêu chuẩn về bếp ăn công nghiệp mới nhất 2023

16/04/2023 | 3255 |
0 Đánh giá

Bếp công nghiệp ngày càng trở nên phổ biến trong các khu công nghiệp, nhà hàng, khách sạn, trường học,... Bởi, những nơi này thường phục vụ nhu cầu ăn uống cho số lượng lớn. Vậy, tiêu chuẩn về bếp ăn công nghiệp như thế nào để đảm bảo an toàn thực phẩm và tối ưu hóa quy trình làm bếp? Cùng bếp Tiến Phát tìm hiểu rõ hơn thông qua bài viết dưới đây.

Bếp ăn công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm trong các khách sạn, nhà hàng hay các cơ sở ăn uống lớn. Việc áp dụng các tiêu chuẩn về bếp ăn công nghiệp là cần thiết để đảm bảo an toàn thực phẩm, tối ưu hóa quy trình làm bếp và nâng cao chất lượng ăn uống. Vậy, tiêu chuẩn bếp ăn công nghiệp là gì? Cùng bếp Tiến Phát tìm hiểu rõ hơn thông qua bài viết sau. 

1. Bếp ăn công nghiệp là gì?

Bếp ăn công nghiệp là hệ thống thiết bị bếp công nghiệp được sản xuất và lắp đặt theo tiêu chuẩn đặc biệt để phục vụ cho việc nấu nướng và chế biến thực phẩm. Các loại bếp này thường được dùng trong nhà hàng, khách sạn, trường học hay bệnh viện. Những nơi có nhu cầu nấu nướng để phục vụ cho số lượng người lớn, từ hàng trăm đến hàng ngàn người.

Bếp công nghiệp được sản xuất theo tiêu chuẩn đặc biệt để phục vụ nhu cầu nấu nướng số lượng lớn 

So với bếp gia đình, bếp nấu công nghiệp có quy mô lớn hơn và sử dụng các thiết bị chuyên dụng nhằm thao tác và hoạt động nhanh hơn. Từ đó, tạo ra nhiều sản phẩm trong thời gian ngắn.
Để thiết kế bếp ăn công nghiệp đạt tiêu chuẩn và vận hành tốt, bạn cần sự tư vấn từ các chuyên gia có kinh nghiệm trong thiết kế và lắp đặt bếp. 
Bếp công nghiệp có công suất hoạt động lớn và vận hành liên tục. Bên cạnh đó, chúng tạo ra lượng nhiệt và mỡ nhiều, dễ cho vi khuẩn phát triển nếu không được vệ sinh kỹ càng. Vì vậy, khi thiết kế bếp công nghiệp phải đảm bảo sự thuận tiện và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Các thiết bị bếp ăn công nghiệp được sử dụng phổ biến hiện nay, bao gồm: bếp Á công nghiệp, bếp Âu công nghiệp, tủ cơm công nghiệp, các thiết bị inox, tủ lạnh công nghiệp, tủ mát công nghiệp, bếp hầm, hệ thống gas,... 
Những nơi cần lắp đặt bếp ăn công nghiệp như: trường học, bệnh viện, nhà hàng, khách sạn, khu tiệc cưới, địa điểm phục vụ ăn uống cho đông người,... Và, thiết kế của bếp thường là dạng bếp 1 chiều và được chia thành từng khu vực để quản lý và vận hành dễ dàng.

2. Quy trình quản lý bếp ăn công nghiệp

Để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng trong thức ăn cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm. Quy trình chế biến suất ăn công nghiệp phải đảm bảo khép kín, vệ sinh và được triển khai theo chuẩn hóa theo các bước sau:

2.1 Nhập hàng và kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

Trước khi thực hiện cách nấu suất ăn công nghiệp. Bạn cần thực hiện kiểm tra kỹ càng để đảm bảo số lượng và chất lượng đầu vào, thông qua các bước sau:

  • Bước 1: Quan sát bằng mắt, bằng cách kiểm tra màu sắc, mùi vị và tình trạng bên ngoài của thực phẩm.
  • Bước 2: Kiểm tra thực phẩm trước khi chế biến để đảm bảo tươi sống và không bị ôi thiu.
  • Bước 3: Kiểm tra rau củ quả trước để đảm bảo chúng không bị héo úa.
  • Bước 4: Kiểm tra các loại gia vị và sản phẩm khô, để đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng và không bị ẩm mốc.
  • Bước 5: Lập biên bản và trả lại nhà cung cấp hàng hóa nếu phát hiện không đạt tiêu chuẩn. 

Nhập hàng và kiểm tra chất lượng là kỹ năng quản lý bếp cần phải có 

Ngoài ra, trong quá trình nấu suất ăn công nghiệp cần sử dụng các thiết bị chuyên dụng như tủ đựng đồ ăn chín và thực đơn bếp ăn công nghiệp để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là những kỹ năng quản lý bếp công nghiệp mà bạn nên biết khi vận hành chúng. 

2.2 Chế biến thực phẩm

Trong quá trình nấu suất ăn công nghiệp, người bếp trưởng phải có trách nhiệm xác định lượng thực phẩm cần thiết. Sau đó, yêu cầu thủ kho xuất hàng và hướng dẫn các bếp chính tiến hành sơ chế và chế biến theo thực đơn bếp ăn công nghiệp quy định. 
Quy trình chế biến thực phẩm trong bếp ăn công nghiệp được thực hiện như sau:
Tuân thủ quy trình và yêu cầu về công nghệ chế biến thực phẩm.
Sử dụng khu vực chuyên biệt để sơ chế và chế biến thực phẩm.
Vệ sinh và khử trùng các dụng cụ nấu ăn công nghiệp, thiết bị chứa thực phẩm trước khi sử dụng.
Phân chia khu vực riêng biệt cho thực phẩm sống và thực phẩm đã chín.
Ngoài ra, tủ đựng đồ ăn chín cũng là một phần quan trọng trong việc bảo quản thực phẩm trong bếp ăn công nghiệp. Việc này giúp đảm bảo thực phẩm đạt độ tươi ngon và an toàn vệ sinh. 
Thực đơn bếp ăn công nghiệp cũng cần phải được lên kế hoạch một cách cẩn thận và chu đáo để đảm bảo tính đa dạng và cân đối dinh dưỡng cho người dùng.

Quy trình chế biến thực phẩm trong bếp ăn công nghiệp

2.3 Bảo quản thức ăn

Khi thức ăn đã được chế biến xong, cần được bảo quản trong tủ đựng đồ ăn chín để đảm bảo rằng chúng vẫn giữ được độ tươi ngon như ban đầu. Việc bảo quản thức ăn có thể được thực hiện bằng cách giữ nó ở nhiệt độ thích hợp hoặc đóng gói kín để tránh tiếp xúc với không khí.
Sau khi bảo quản, thức ăn sẽ được quản lý bếp công nghiệp phân phối cho các suất ăn. Việc phân phối này thường được thực hiện bằng cách chia đều thức ăn cho các suất ăn tương ứng với số lượng người ăn. Điều quan trọng nhất, là phải đảm bảo rằng thức ăn được phân phối đúng cách để tránh lãng phí và đảm bảo sự công bằng trong phân phối thực phẩm.

2.4 Chia suất ăn và tổ chức bữa ăn

Quy trình chia suất ăn và tổ chức bữa ăn được thực hiện theo quy trình khép kín theo 2 bước như sau:

  • Bước 1: Ở bước này, nhân viên bếp sẽ chia sẵn các suất ăn vào các khay theo vị trí quy định. Việc chia sẵn suất ăn giúp cho quy trình phục vụ sau này được thực hiện nhanh chóng và đảm bảo tính toán chính xác khẩu phần ăn trong phân phối thực phẩm.
  • Bước 2: Ở bước này, quản lý bếp ăn công ty hay quản lý bếp ăn nhà hàng sẽ đảm bảo số lượng và chất lượng của từng suất ăn trước khi phát suất ăn. Nếu suất ăn không đạt yêu cầu về số lượng hoặc chất lượng, quản lý bếp ăn công nghiệp sẽ yêu cầu nhân viên bếp làm lại suất ăn đó để đảm bảo chất lượng.

Chia nhỏ suất ăn và tổ chức bữa ăn sẽ được thực hiện theo quy trình khép kín 

2.4 Lưu mẫu thực phẩm

Quá trình này được chia làm 3 bước như sau:

  • Bước 1: kiểm tra nguồn hàng thực phẩm đầu vào và đầu ra. Các cán bộ y tế sẽ tiến hành kiểm tra kỹ càng để đảm bảo tất cả thức ăn đều đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Việc kiểm tra này cực kỳ quan trọng, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng. 
  • Bước 2: lưu mẫu thực phẩm trong nhiệt độ thích hợp là 17 độ C khoảng 2 tiếng đồng hồ. Việc lưu mẫu thực phẩm sẽ giúp các cán bộ y tế dễ kiểm tra lại để khẳng định thực phẩm vẫn đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Nhiệt độ lưu trữ thức ăn phải đảm bảo đúng quy định để tránh bị ảnh hưởng đến chất lượng của thực phẩm.
  • Bước 3: giám sát và niêm phong của hai bên. Việc này giúp cho các cán bộ y tế có thể đảm bảo rằng các mẫu thực phẩm luôn được bảo quản đúng quy trình và không bị can thiệp hay thay đổi bởi các bên liên quan khác. 

3. Tiêu chuẩn về bếp ăn công nghiệp

Tiêu chuẩn bếp ăn công nghiệp luôn được quản lý sát sao, và mục đích của việc này là mang đến cho người dùng những bữa ăn chất lượng nhất. Cụ thể, tiêu chuẩn thiết kế bếp ăn công nghiệp như sau: 

3.1 Yêu cầu về khu vực bếp

Trang bị bình chữa cháy trong các khu bếp công nghiệp là điều bắt buộc 

Một số yêu cầu bắt buộc về khu vực bếp công nghiệp:

  • Tất cả các vách ngăn trong khu vực bếp ăn công nghiệp phải được trang bị bình chữa cháy để xử lý kịp khi có sự cố hỏa hoàn. Đồng thời, nhân viên được hướng dẫn cách sử dụng chúng để đảm bảo sự sử dụng tốt.
  • Huấn luyện nhân viên kiến ​​thức phòng cháy chữa cháy và cách ứng phó nhanh khi có sự cố xảy ra để đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động của bếp ăn.
  • Các vật dụng, vật liệu dễ bắt lửa như giấy, giẻ lau, chụp bắt lửa, tạp dề,... không được để gần kệ bếp nấu ăn. Đồng thời, thiết bị có nhiệt độ cao để tránh nguy cơ cháy nổ.
  • Hệ thống điện và hệ thống đường ống dẫn gas cần được lắp đặt chính xác, đạt tiêu chuẩn an toàn, đồng thời tránh xa nơi có lửa. Hệ thống đường dây điện cần có cầu dao để cắt điện khi cần thiết và đóng van khí sau khi xử lý xong để đảm bảo an toàn.
  • Vệ sinh bếp nấu ngay sau khi chế biến xong để tránh tích tụ dầu mỡ và vết bẩn, đồng thời lau khô sàn nhà bếp để tránh trơn trượt.
  • Thiết bị bếp công nghiệp đòi hỏi phải đảm bảo chất lượng. Thế nên, hãy lựa chọn thiết bị inox cao cấp để tránh rỉ sét, hao mòn, hỏng hóc và đảm bảo hiệu suất làm việc.

3.2 Tiêu chuẩn về vệ sinh trong chế biến

Lau chùi bếp ăn công nghiệp sau khi nấu xong và để bếp nguội hoàn toàn

  • Sau khi sử dụng các thiết bị bếp nấu inox, bạn nên đợi bếp nguội hẳn rồi mới tiến hành vệ sinh. Việc này giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng và thời gian sử dụng lâu dài của thiết bị.
  • Tháo rời các bộ phận của lò nấu công nghiệp để dễ dàng vệ sinh và làm sạch hơn. Tháo lắp các bộ phận của bếp nấu như giá đỡ bếp, mâm chia lửa, núm điều khiển để làm sạch.
  • Sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng cùng với bàn chải hoặc khăn mềm để làm sạch các vết bẩn.
  • Đối với bề mặt bếp nấu, bạn nên dùng xà phòng, nước lau kiếng và khăn vải để lau vết dầu.
  • Bộ phận phân phối thức ăn, yêu cầu vệ sinh thường xuyên. Bạn có thể tháo rời các vách ngăn và vệ sinh chúng bằng dung dịch tẩy rửa. Lưu ý, không ngâm với nước để loại bỏ vết bẩn. Sau khi làm sạch, các bộ phận phải được làm khô để hoạt động tốt hơn.
  • Kiềng bếp inox có thể tháo rời. Sử dụng nước sạch để loại bỏ các vết bẩn nhỏ, và sử dụng nước rửa chén để loại bỏ các vết bẩn cứng đầu. Lau khô và cài đặt để đảm bảo sự an toàn và tính chất lâu dài của thiết bị.

3.3 Tiêu chuẩn về hệ thống hút khói cho bếp

Nên lắp đặt hệ thống hút khói cho các khu bếp ăn công nghiệp để giảm thiểu mùi hôi của thức ăn tạo ra

  • Các khu bếp ăn công nghiệp thường phải xử lý số lượng lớn các loại thực phẩm khác nhau. Chính vì thế, dẫn đến việc mùi hôi trong khu vực bếp là điều không thể tránh khỏi nên cần phải có máy hút khói để giảm thiểu mùi đồ ăn. 
  • Sử dụng các phương pháp tẩy rửa thông thường khó có thể loại bỏ được mùi thức ăn trong khu vực bếp. Do đó, để đảm bảo môi trường làm việc thoải mái, thông thoáng, bạn nên lắp đặt hệ thống hút khói công nghiệp. Hệ thống này sẽ giúp loại bỏ mùi khó chịu và giữ cho không khí trong khu vực bếp luôn trong tình trạng tươi mát, sạch sẽ.
  • Hệ thống hút khói công nghiệp thường được thiết kế để có thể loại bỏ các hơi khói, mùi khó chịu trong khu vực bếp. Hệ thống này có thể hoạt động liên tục trong thời gian dài và giúp duy trì môi trường làm việc an toàn, thoải mái cho nhân viên trong khu vực bếp.
  • Lắp đặt hệ thống hút khói công nghiệp cũng giúp giảm thiểu tác động của mùi khó chịu đến các khu vực xung quanh. Đồng thời, tránh gây ảnh hưởng đến khách hàng hoặc các văn phòng, cửa hàng khác trong khu vực gần đó.
  • Hệ thống hút khói công nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo môi trường làm việc an toàn, thoải mái trong khu vực bếp ăn công nghiệp. Vì vậy, việc lắp đặt và bảo trì hệ thống này là rất cần thiết để đảm bảo hoạt động hiệu quả và bền vững của khu vực bếp.

4. Tiêu chuẩn thiết kế bếp công nghiệp

4.1 Bố trí sơ đồ bếp 1 chiều

Việc bố trí sơ đồ bếp 1 chiều là cần thiết để đảm bảo tính an toàn và chất lượng của sản phẩm. Khi thiết kế hệ thống bếp 1 chiều, bạn cần xem xét đến các yếu tố như địa hình, diện tích và quy trình làm việc của nhân viên.

Sơ đồ bố trí bếp 1 chiều đảm bảo tính an toàn và chất lượng thực phẩm 

Điều quan trọng nhất là phải đảm bảo rằng các bước trong quy trình bảo quản, chế biến và dọn rửa không bị quay ngược lại như trở về ban đầu. Nếu quy trình bếp 1 chiều không tuân thủ đúng, có thể dẫn đến việc sản phẩm bị nhiễm khuẩn và không đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chính vì thế, việc sơ đồ bếp 1 chiều là một yếu tố rất quan trọng để đảm bảo tính an toàn và chất lượng của sản phẩm. Đồng thời đảm bảo tính hiệu quả và tiết kiệm thời gian cho quá trình sản xuất thực phẩm. 

4.2 Cần đảm bảo ánh sáng trong bếp ăn công nghiệp

Cần đảm bảo cường độ ánh sáng tốt trong bếp ăn công nghiệp để thuận tiện hơn trong quá trình chế biến. Đồng thời, đảm bảo an toàn cho người đầu bếp và chất lượng sản phẩm.
Người đầu bếp cần phải có đủ ánh sáng thì mới có thể làm việc hiệu quả và đảm bảo tính an toàn trong quá trình chế biến thực phẩm. Độ rọi của ánh sáng được khuyến cáo là 5000lux để đảm bảo ánh sáng đủ mạnh cho người đầu bếp để làm việc một cách hiệu quả.
Khi thiết kế hệ thống chiếu sáng cho khu vực kệ bếp nấu ăn, bạn cần tính toán số lượng bóng đèn và vị trí lắp đặt phù hợp để đảm bảo độ sáng tối ưu. Việc tính toán này phụ thuộc vào diện tích của khu bếp và độ rọi mong muốn. Nếu diện tích khu bếp nấu lớn, số lượng bóng đèn cần lắp đặt sẽ nhiều hơn để đảm bảo ánh sáng đồng đều trong toàn khu vực.
Nói chung, ánh sáng là yếu tố quan trọng trong quá trình chế biến thực phẩm trong khu bếp ăn công nghiệp. Cường độ ánh sáng tiêu chuẩn và việc tính toán số lượng bóng đèn và vị trí lắp đặt phù hợp sẽ giúp đảm bảo an toàn cho người đầu bếp và chất lượng sản phẩm.

Mô hình bếp ăn công nghiệp cần phải đảm bảo đủ ánh sáng 

4.3 Cần bố trí và sắp xếp thiết bị bếp hợp lý

Việc sắp xếp thiết bị và dụng cụ nấu ăn công nghiệp khoa học có thể giúp bạn tiết kiệm kha khá chi phí cho khoản từ mặt bằng cho đến nhân lực. Việc bố trí gọn gàng, khoa học còn đem lại cảm giác thoải mái cho người làm bếp và giúp đảm bảo chất lượng của món ăn.
Khu bếp ăn công nghiệp thường được hoạt động theo dạng dây chuyền, từ khâu sơ chế, tẩm ướp đến cuối cùng là dọn rửa vệ sinh. Do đó, việc bố trí thiết bị phải tối ưu hóa để tạo sự thuận tiện và thao tác dễ dàng trong quá trình làm việc.
Việc bố trí thiết bị còn phải phù hợp với loại hình phục vụ và nhu cầu của từng thực khách. Có thể, mới đảm bảo sự thay đổi phù hợp với thị hiếu của thực khách và thu hút khách hàng quay lại.
Để tối ưu hóa không gian và chi phí, bạn có thể tham khảo ý kiến từ các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong thiết kế khu bếp ăn công nghiệp. Từ đó, bạn có thể áp dụng những kiến thức và kinh nghiệm đó để cải thiện và tối ưu hóa hiệu quả cho khu bếp ăn của mình.

Cần bố trí và sắp xếp thiết bị bếp hợp lý nhất có thể để tối ưu hoá hiệu quả khi làm việc trong khu bếp công nghiệp 

4.4 Tính toán diện tích khu vực bếp ăn công nghiệp

Khi thiết kế khu bếp công nghiệp, việc tính toán diện tích cho  từng khu như: khu sơ chế, khu kho, khu chế biến, khu vệ sinh,... đều cần thiết để phân bổ diện tích sao cho phù hợp với từng phong cách cũng như tính chất của nhà hàng, khách sạn.
Ví dụ: với nhà hàng lẩu nướng, khu chế biến không cần phải chiếm quá nhiều diện tích, bởi quá trình chế biến thường rất đơn giản và nhanh chóng. Ngược lại, nhà hàng phục vụ món Âu thường cần không gian rộng rãi hơn để phù hợp với quy trình chế biến phức tạp và đòi hỏi nhiều thiết bị và dụng cụ.
Việc tính toán và phân bổ diện tích phù hợp sẽ giúp tối ưu hóa sự sắp xếp và bố trí các thiết bị, đồ dùng trong khu bếp. Từ đó, giúp tăng hiệu quả làm việc và giảm thiểu chi phí đầu tư.

=>Dịch vụ tư vấn - thiết kế bếp công nghiệp tại Bếp Tiến Phát<=

5. Những lưu ý quan trọng khi thiết kế và mua sắm thiết bị bếp ăn công nghiệp

Khi thiết kế và mua sắm các thiết bị bếp ăn công nghiệp bạn cần nắm rõ một vài lưu ý quan trọng mà Bếp Tiến Phát liệt kê sau đây. 
Các thiết bị bếp công nghiệp rất quan trọng và không thể thiếu trong quy trình làm bếp. Bởi, đây là nơi thực phẩm được sơ chế và làm sạch trước khi chuyển sang khu vực chế biến.
Cần sử dụng các thiết bị nấu nướng như: lò hấp nướng đa năng, bếp âu, bếp nướng nhân tạo, bếp hầm,... để chế biến các món ăn khác nhau.
Cần thiết kế thêm các thiết bị inox công nghiệp khác như giá inox, bàn inox, xe đẩy,... để tạo sự thuận tiện cho việc di chuyển và sắp xếp đồ dùng trong khu vực bếp công nghiệp.
Các thiết bị bếp công nghiệp nên ưu các sản phẩm inox với nguồn gốc rõ ràng và chất lượng đảm bảo, để tăng tuổi thọ và hiệu quả sử dụng.
Trên đây là những thông tin chi tiết về tiêu chuẩn của bếp ăn công nghiệp. Hy vọng qua những thông tin này sẽ giúp bạn dễ dàng bố trí kệ bếp nấu ăn cũng như biết được quy trình chế biến suất ăn công nghiệp như thế nào.  Nếu bạn đang có nhu cầu mua bếp điện từ công nghiệp hay các thiết bị nhà bếp công nghiệp thì liên hệ ngay Bếp Tiến Phát nhé.

XEM THÊM

Tác giả: Thanh Tiệm Bếp Công Nghiệp

CÔNG TY TNHH SX ™ DV TIẾN PHÁT
Địa chỉ: Số 10 Trần Bá Giao, P. 5, Q. Gò Vấp, Tp. HCM
Xưởng: 74D, Đường Thạnh Lộc 44, P. Thạnh Lộc, Quận 12 , TP.HCM
Hotline: 0975.708.919
Email: [email protected]
Website: beptienphat.com

=> MIỄN PHÍ Tư Vấn & Thiết Kế Thiết Bếp Công Nghiệp TẠI ĐÂY<=

=> XEM THÊM: Kiến thức toàn tập từ A-Z về Thiết Bị Bếp Công Nghiệp TẠI ĐÂY <=

=> XEM THÊM: Những thắc mắc thường gặp với chậu rửa inox công nghiệp <=

=>Nhận Tư Vấn Báo Giá  Băng Tải Băng Chuyền Tại Đây <=


Tin tức liên quan

Bình luận